DJI Osmo Pocket 3 ra mắt tại Việt Nam, giá từ 13 triệu đồng
Bằng cách tập thể dục, mọi người sẽ có thể giữ dáng cho cơ thể như mong muốn, dẫn đến ham muốn tình dục tăng cường cho bản thân và đối tác.Thảo Nhi Lê đầy quyến rũ trong các ‘bộ cánh’ xuyên thấu
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Lời cảnh báo kịp thời cho U.23 Việt Nam trước trận knock-out châu Á: Thua là về!
Graffiti là một loại hình nghệ thuật đường phố, thường được tạo ra bằng cách vẽ lên các bề mặt công cộng bằng sơn xịt hoặc các vật liệu khác. Tác phẩm graffiti thường mang đậm dấu ấn cá nhân của người tạo ra nó, thông qua các chữ viết, hình vẽ, hoặc các biểu tượng. Graffiti hiện diện ở hầu như mọi ngõ ngách của Colombia, nhưng nổi tiếng nhất là tại thủ đô Bogotá.Ở đây, những bức graffiti rực rỡ bao phủ các bức tường đã kể cho người xem những câu chuyện về di sản bản địa, về tình trạng hỗn loạn chính trị, về những giấc mơ cho tương lai. Các nghệ sĩ graffiti nổi tiếng nhất của Bogotá có thể kể đến Stinkfish, Toxicomano, DJLU, Bastardilla…Không giống như nhiều quốc gia nơi graffiti bị hạn chế nghiêm ngặt, Bogotá cho phép các nghệ sĩ tự do vẽ graffiti nếu họ được chủ sở hữu bức tường, bề mặt công trình cho phép. Ở Bogotá, các chủ nhà thường chủ động liên hệ với các nghệ sĩ graffiti để cùng nhau chọn lọc, bàn bạc về nội dung tác phẩm với nghệ sĩ. Đó là lý do vì sao người ta gọi Bogotá là thiên đường graffiti.Sự tự do này cũng thu hút các nghệ sĩ graffiti quốc tế và nuôi dưỡng cộng đồng địa phương sáng tác nghệ thuật phản ánh chính trị, xã hội, văn hóa của Colombia đa dạng hơn, mang lại cho Bogotá vị trí độc đáo trong nghệ thuật đô thị toàn cầu."Hiện tại, Bogotá có khoảng 5.000 nghệ sĩ graffiti, trong đó 10% là nữ (Bogotá là nơi tập trung nữ nghệ sĩ graffiti nhiều nhất thế giới). Thù lao thì vô chừng, có thể rất cao nhưng cũng có thể... miễn phí. Đôi khi gặp chủ hạp ý, chúng tôi chỉ cần tài trợ sơn màu là đủ", Samuel, một nghệ sĩ graffiti đến từ Argentina, nói."Trừ các chủ đề khiêu dâm, còn lại chỉ cần thỏa thuận được với chủ sở hữu nơi muốn vẽ, nội dung các tác phẩm graffiti hoàn toàn tự do, không có chủ đề nhạy cảm, không có vùng cấm", Stiven, 28 tuổi, một nghệ sĩ graffiti tại Bogotá, chia sẻ với PV Thanh Niên.Tại thủ đô của Colombia, graffiti tour là một trong những tour du lịch hút khách nhất. Với sự dẫn dắt của chính các nghệ sĩ graffiti địa phương, du khách sẽ hiểu thêm về lịch sử, thông điệp đằng sau các tác phẩm graffiti trên đường phố. Một điều thú vị nữa là những bức tranh tường ở đây thay đổi thường xuyên, những tác phẩm mới xuất hiện và những tác phẩm cũ được che phủ, mang tới sự độc đáo và mới mẻ cho du khách mỗi dịp ghé thăm.
Trong chương trình, một khán giả chia sẻ về việc người anh cả trong gia đình bất ngờ đòi chia tài sản, trong khi gia tài chính là mảnh đất cha mẹ đang canh tác, dẫn đến sự căng thẳng giữa các thành viên. Lắng nghe câu chuyện, Ngân Quỳnh cho rằng hành động nông nổi của người anh làm ảnh hưởng đến nếp sống của gia đình. Diễn viên Về nhà đi con bày tỏ thêm: “Tôi từng đi quay khắp nơi, chứng kiến nhiều gia đình cha mẹ rất thương con, thậm chí đến mức phải gọi là mù quáng. Cũng có thể ảnh hưởng từ cách dạy con nên dần dà hình thành tính cách, khi lớn lên cần tiền để làm ăn thì về nhà xin. Đối với người Á Đông, tình cảm gia đình lúc nào cũng đặt lên trên hết. Nếu con có thất bại thì về đây cha mẹ nuôi, chứ con ngó vô tài sản của cha mẹ thì là một điều tầm bậy”. Ngân Quỳnh nói bản thân luôn hướng con đến cuộc sống độc lập, thay vì dựa dẫm vào tài sản bố mẹ. Cô kể năm con trai 15 tuổi đã có tính ham chơi, ỷ lại nên quyết định đưa đi du học sớm. “Lúc đó, tôi mua cho con một món đồ nhưng con không thích dùng và tự ý bán đi. Khi tôi hỏi tại sao con không hỏi ý kiến của cha mẹ, thì con nói rằng đồ này của con và có quyền tự quyết định. Tôi thấy con có tính ỷ lại nên tôi quyết định cho con đi du học sớm dù trong lòng tôi đứt từng đoạn ruột”, cô nói.“Mẹ chồng quốc dân” cho biết dù đi du học nhiều năm nhưng thỉnh thoảng, con trai vẫn còn giận cha mẹ vì để con tự lập nơi đất khách quê người. “Nhưng mà một ngày nào đó, con sẽ hiểu, việc cha mẹ cho con ra đời là để con nếm trải tất cả những trái đắng trên đời và cho con thấy giá trị của đồng tiền, sức lao động”, nữ nghệ sĩ nghẹn ngào.Đúc kết lại chủ đề Gia tài của con, nghệ sĩ Ngân Quỳnh bày tỏ: “Từ câu chuyện vừa rồi, tôi không có ý dạy đời hay tỏ ra cao siêu gì, nhưng bằng kinh nghiệm của mình và sau khi chứng kiến nhiều gia đình, tôi có một góp ý nhỏ rằng chúng ta nên dạy con từ nhỏ về sự tự lập và không nên ỷ lại vào tài sản của cha mẹ. Đó là điều kiện tốt để con cái được hình thành nhân cách tốt hơn khi bước chân ra xã hội sau này”.
Nữ sinh chia sẻ bí quyết học 3 năm tốt nghiệp, thủ khoa đầu ra
Ngày 20.2, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên cầm sấp giấy in mã QR, chạy xe máy lúc rạng sáng, dán chồng mã QR này lên mã QR của nhiều quán ăn trên đường song hành, H.Hóc Môn.Đoạn clip sau khi đăng tải đã nhận được rất nhiều quan tâm của cộng đồng mạng vào bình luận, chia sẻ.Qua xác minh, sự việc diễn ra rạng sáng 19.2 trên đường song hành, H.Hóc Môn.Cùng ngày, anh N. (chủ quán trên đường song hành, H.Hóc Môn) cho biết, sau khi dán mã QR chồng lên mã QR của quán, nam thanh niên tiếp tục sang một quán bánh canh gần đó để dán.Theo anh N., đã có một khách chuyển 25.000 đồng vào số tài khoản sau khi quét mã QR. Nhưng do tiền không vào tài khoản, anh N. đã yêu cầu khách quét lại mã khác.Tiếp đó, một khách hàng khác, khi quét mã QR chuyển khoản thì thấy thông tin không giống thông tin người nhận nên hỏi lại chủ quán. Lúc này, anh N. kiểm tra lại thì phát hiện mã QR của mình đã bị dán chồng lên bằng một mã QR khác. Tài khoản ngân hàng trong mã QR được dán chồng lên mang tên "Vo Thai Duong".Cùng ngày, nguồn tin của Báo Thanh Niên cho biết, cơ quan chức năng H.Hóc Môn đã tiếp nhận thông tin vụ việc, đang xác minh làm rõ.